Cùng học viện The Prana tìm hiểu những khái niệm, thuật ngữ cơ bản trước khi bạn bắt đầu đồng hành cùng bộ môn Khí công.
Chính khí, thần khí: là năng lượng tích cực làm thăng hoa sức khỏe và chất lượng cuộc sống, phù hợp với quy luật vận hành của trời đất và cơ thể.
Tà khí, trọc khí: là năng lượng tiêu cực làm giảm yếu sức khỏe, rối loạn tâm thần, nhịp sinh học, giảm chất lượng sống và không phù hợp với cơ thể.
Lục phủ ngũ tạng khí: vị khí, đởm khí tâm khí, can khí, tùy khí, phế khí, thận khí…là năng lượng khu trú trong từng tạng phủ trong quá trình sống.
Chỉ khí, chưởng khí: khí chạy bên trong hoặc phát ra bên ngoài từ các ngón tay gọi là chỉ khí, từ bàn tay gọi là chưởng khí.
Đan điền: là nơi chứa khí, tích tụ, tập trung năng lượng (đan là linh đan, là năng lượng tinh quý của con người, điền là đất, là nơi, là chỗ chứa)
- – Đan điền hạ: các môn phái võ thuật, khí công vận dụng sức mạnh nội lực thường luyện tập trung, khí trụ “đan điền” là điểm dưới rốn chừng 3cm làm tăng sức mạnh của hệ thống vận động về cơ bắp khí lực cũng như năng lượng bản năng của con người liên quan tới tính dục. Đạo giáo coi rằng đan điền hạ là lò luyện tinh khí, về mặt y học, nó kích hoạt đến tuyến thận và thượng thận.
- – Đan điền trung: thường được coi là vùng chính giữa ngực, quanh huyệt Đan Trung, có trường phái cho rằng Đan điền trung chính là vùng trái tim.
- – Đan điền thượng: được coi là vùng phía trên đầu từ huyệt Ấn đường đến Bách hội. Khi năng lượng tập trung ở đan điền sẽ kích hoạt bộ não, rung động nhận thức đạt đến sự tinh tế vi diệu và xử lý thông tin một cách chuẩn xác, nâng cao khả năng trí tuệ của con người nên các trường phái thiền thường sử dụng để nâng cao tâm thức, tâm linh, trí tuệ vi diệu không thể nghĩ bàn.
Vòng chu thiên: là đường dẫn khí vòng quanh cơ thể. Có vòng tiểu chu thiên và đại chu thiên. Người ta cho rằng nếu khai thông, điều dẫn khí theo vòng chu thiên một cách trôi chảy đả thông được nhâm đốc mạch, người luyện khí sẽ đạt được những công năng phi thường, khai mở được sinh tử huyền quan.
Nhâm mạch: là đường khí chạy ở phía trước, chính giữa cơ thể, thường dẫn khí trong Nhâm mạch đi từ trên xuống (Nhâm giám), từ huyệt Nhân trung xuống đến Hội Âm.
Đốc mạch là đường khí chạy ở phía sau, chính giữa cơ thể, thường khí ở Đốc mạch đi lên từ huyệt Trường cường đến đỉnh đầu Bách Hội vòng qua phía trước qua Ấn đường rồi xuống Nhân trung và kết thúc.
- – Khí quang: là những cảm nhận thấy về ánh sáng, màu sắc trong quá trình luyện khí.
- – Khí cảm là những thông tin cảm nhận thấy, bắt được các tín hiệu về cảm giác, những rung động cảm nhận nóng lạnh, dễ chịu, sảng khoái, hay nặng nề, khó chịu… trong quá trình luyện khí.
- – Khí hình: Những hình ảnh xuất hiện trong bộ não, trong quá trình luyện khí,
- – Khí âm: là những cảm nhận từ sự mát mẻ đến lạnh lõe, từ sự thư giãn cho đến lo lắng sợ hãi (tùy theo mức độ cảm nhận giao tiếp chính khí hay tà khí).
- – Khí dương là những cảm nhận sự ấm áp cho đến nóng rực, từ sự tự tin cho đến tự đắc, kiêu căng (tùy theo mức độ cảm nhận giao tiếp chính khí hay tà khí).
Đắc khí: là trạng thái cơ thể tích nạp đầy năng lượng khí khi tập luyện, có thể đắc khí toàn thân hoặc đắc khí một bộ phận cơ thể khi ta tập trung năng lượng cục bộ. Thưởng ở trạng thái đắc khí, người luyện tập cảm thấy nơi đắc khí có sự thay đổi khác lạ; nặng lên, tức lên như có muôn ngàn mũi kim châm, ấm nóng lên, xuất hiện khí quang khí cảm, khí hình, hoặc rung động một cách vô thức…
Kinh: là những đường dẫn khí chính theo chiều dọc cơ thể, Có 12 đường kinh chính và 2 mạch nhâm, đốc.
Lạc: là những đường nhánh nhỏ, thường dẫn khí từ các đường kinh chính chạy ngang đi vào các bộ phận của cơ thể.
Huyệt: là những điểm giao nhau của các đường dây thần kinh, các nút thần kinh, các ảnh hưởng tác động tới bộ phận nào đó hoặc chức năng nào đó của cơ thể.
Luân xa: là những đại huyệt quan trọng, có thể hiểu là những cánh cửa luân chuyển xoay vần, nhận thu vào và thải ra năng lượng, kết nối con người với vũ trụ, có thể mang những năng lực phi thường, phát huy những khả năng đặc biệt khi kích hoạt và khai thông. Có 7 luân xa liên quan đến 7 tuyến nội tiết, hoocmon của cơ thể. Tuyến tụy, tuyến thận và tuyến thượng thận, tuyến sinh dục và tuyến ức.